Nằm cách trung tâm huyện An Dương, TP. Hải Phòng 1,5km về phía Tây Nam, làng Tri Yếu, xã Đặng Cương nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh. Đây là ngôi làng có bề dầy lịch sử gắn liền với giai đoạn dựng nước và giữ nước từ thời các vua Hùng. Hai bên đường dẫn vào làng là hàng tùng thẳng tắp. Phía trái, trên gò đất, là ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ. Đình thờ Ngài Chàng Rồng (Thần Hoàng làng), bộ tướng của Hùng Duệ Vương.
Trong tiềm thức của nhân dân nơi đây thì đình Tri Yếu là công trình tín ngưỡng, văn hóa mà mọi người dân luôn kính ngưỡng. Không chỉ là nét đẹp tín ngưỡng của nhân dân làng Tri Yếu, Đình còn là một công trình góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong đời sống tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam.
NỘI DUNG CHÍNH
Trải qua thời gian, đình làng Tri Yếu cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2017, phương án trùng tu Đình đã được đề xuất với yêu cầu là đảm bảo yếu tố gốc của di tích. Với năng lực và kinh nghiệm đã được khẳng định trong các lĩnh vực như thiết kế khách sạn, thiết kế trung tâm thương mại, thiết kế biệt thự cao cấp,… đặc biệt là năng lực thiết kế thi công những công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển, công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà tự hào là đơn vị được tin tưởng giao trọng trách lên phương án cải tạo công trình tín ngưỡng này. Trong bài viết hôm nay của chuyên mục Thiết kế quy hoạch SHAC, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn đọc phương án thiết kế cải tạo quy hoạch đình làng Tri Yếu (An Dương, Hải Phòng).
Đình làng Tri Yếu là công trình khá bề thế, thể hiện trình độ cao về kỹ thuật, thẩm mỹ và tính tư tưởng trong trang trí kiến trúc của các nghệ nhân Việt Nam và là những tiêu bản đầy giá trị về nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ 19 trong kiến trúc và trang trí đình làng Bắc Bộ. Với những giá trị nổi bật nêu trên, đình làng Tri Yếu đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1991.
Tuy nhiên, cùng với thời gian và tác động của nhiều yếu tố, đình Tri Yếu đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện tại, toàn bộ phần mái gồm hoành, rui, ngói và các cấu kiện kiến trúc gỗ, các bộ vì, kẻ, xà… và nhiều phần chạm trổ, điêu khắc gỗ đã bị mối mọt, hư hỏng nặng, có nguy cơ đổ sập. Mái ngói đình bị xô lệch và nhiều phần nóc đã bị sụt do vì, kẻ mục nát, tạo ra những khoảng trống lớn.
Chúng tôi chia sẻ một số hình ảnh hiện trạng của đình làng Tri Yếu để bạn đọc cùng nắm được:
Trước thực trạng trên, phương án thiết kế cải tạo đảm bảo yếu tố gốc của di tích đã được các kiến trúc sư Sơn Hà nhanh chóng hoàn thiện với niềm tự hào về một công trình tín tưỡng của quê hương.
Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Đình làng cũng là nơi để lúc lớn tuổi về thắp nén hương cúi đầu tưởng niệm trước hồn thiêng của ông cha đã dựng xây làng xóm quê mình. Đình làng là nơi lưu giữ bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đình cũng là nơi cha ông gửi gắm tâm nguyện của mình vào cho cháu con. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hóa đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hóa dân tộc.
Từ việc khảo sát kỹ càng hiện trạng Đình và tìm hiểu văn hóa địa phương cùng việc khéo léo tận dụng nguồn nội lực là đội ngũ kiến trúc sư tâm huyết, Sơn Hà đã lên phương án thiết kế cải tạo các hạng mục như: Đình chính; Nghi môn; Am hóa vàng; Nhà bếp và thủ từ; Khu phụ; Sân và tưởng rào theo qui hoạch đảm bảo cả thẩm mỹ, công năng và giá trị di tích của Đình.
Chúng tôi mời quý vị xem thêm các phối cảnh kiến trúc của công trình do các kiến trúc sư SHAC đề xuất phương án:
Trong tâm hồn mỗi con ngươi sinh ra ở nông thôn Việt Nam thì cây đa, giếng nước, sân đình đều in sâu dấu ấn trong tâm hồn. Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, đình làng là sản phẩm của dân tộc Việt Nam, mà không một cư dân nào trên thế giới có được. Người Việt Nam muốn dựa vào tâm linh, dựa vào tôn giáo tín ngưỡng để làm bệ đỡ tinh thần cho mình, bởi vậy, họ sáng tạo ngôi đình để đề cao tín ngưỡng thờ cúng của mình, là nơi sinh hoạt cộng đồng thay cho tất cả các di tích khác và tạo nên được một thế cân bằng cho tâm hồn người Việt. Và trên tinh thần ấy, ngôi đình góp phần cho người Việt yêu nước và bảo vệ sự tồn vong của dân tộc.
Với ý nghĩa này cùng phương án trùng tu tôn tạo được thực hiện theo cách tôn trọng bản sắc văn hóa, đình Tri Yếu sẽ mãi là công trình tín ngưỡng, là di tích quốc gia và là niềm tự hào của người dân quê hương chàng Rồng.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận