TIÊU CHUẨN NGÀNH
22 TCN 334:2006
QUY TRÌNH KỸ THUẬTTHI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG ÔTÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu lớp móng trong kết cấu áo đường mềm đường ôtô sử dụng vật liệu cấp phối đá đăm (CPĐD).
1.1.2. Các lớp móng bằng vật liệu cấp phối tự nhiên như: cấp phối sỏi ong, sỏi đỏ, cấp phối sỏi đồi, cấp phối sỏi (cuội) suối và các loại cấp phối có cốt liệu bằng xỉ lò cao… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy trình này.
1.1.3. Quy trình này thay thế “Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô” 22 TCN 252-98.
1.2. Các định nghĩa và thuật ngữ
CPĐD dùng làm móng đường được chia làm hai loại: CPĐD loại I và loại II.
1.2.1. CPĐD loại I: là cấp phối cốt liệu khoáng mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
1.2.2. CPĐD loại II: là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì các hạt trên sàng 9,5 mm ít nhất 75% số hạt có từ hai mặt vỡ trở lên.
1.3. Phạm vi sử dụng của vật liệu CPĐD
1.3.1. CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên (và móng dưới, trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật) của kết cấu áo đường mềm có tầng mặt loại A1, A2 theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22 TCN 211 -93 hoặc làm lớp móng trên theo “Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm” 22 TCN 274-01.
1.3.2. CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm lớp móng trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1 theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22 TCN 211-93 hoặc làm lớp móng dưới theo “Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm” 22 TCN 274-01.
Ghi chú: Khi thiết kế áo đường mềm theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22TCN 211-93 có thể tham khảo trị số mô đun đàn hồi tính toán của vật liệu CPĐD ở phụ lục A.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm
2.1. Thành phần hạt của vật liệu CPĐD
2.1.1. Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 1.
2.1.2. Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình:
a) Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;
b) Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;
c) Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
Bảng 1. Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Kích cỡ mắt sàng vuông (mm) |
Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng |
||
Dmax = 37,5 mm |
Dmax = 25 mm |
Dmax = 19 mm |
|
50 37,5 25 19 9,5 4,75 2,36 0,425 0,075 |
100 95 – 100 – 58 – 78 39 – 59 24 – 39 15 – 30 7 – 19 2 – 12 |
– 100 79 – 90 67 – 83 49 – 64 34 – 54 25 – 40 12 – 24 2 – 12 |
– – 1 00 90 – 100 58 – 73 39 – 59 30 – 45 13 – 27 2 – 12 |
Thuộc tính TCVN 22TCN334:2006 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Số / ký hiệu | 22TCN334:2006 |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao Thông |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 20/02/2006 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Giao thông |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images