TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9143 : 2012
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ
Hydraulic structures – Calculate Permeable borders of Dam on unrock Foundation
Lời nói đầu
TCVN 9143 : 2012 được chuyển đổi từ 14 TCN 58 – 88 – Đường viền dưới đất của đập trên nền không phải là đá – Quy trình thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9143 : 2012 do Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ
Hydraulic structures – Calculate Permeable borders of Dam on unrock Foundation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn được sử dụng để tính toán thiết kế đường viền dưới đất của đập bê tông và bê tông cốt thép trên nền không phải là đá, và cả trụ biên nối tiếp của đập có khoang sau lưng trụ biên được lấp đầy bằng đất loại cát hoặc đất loại sét. Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng để thiết kế các công trình dâng nước khác như âu tầu, nhà trạm thủy điện kiểu lòng sông, cống tưới, tiêu …
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 8422 : 2010 Công trình thủy lợi – Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công.
TCVN 8215 : 2009 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế thiết bị quan trắc – Cụm công trình đầu mối.
TCVN 8216 : 2009 Thiết kế đập đất đầm nén.
TCVN 8253 : 2012 Công trình thủy lợi – Nền các công trình thủy công – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 9137 : 2012 Công trình thủy lợi – Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đường viền thấm (Permeable borders)
Đường giới hạn phần không thấm nước ở dưới đáy, dưới nền móng đập bê tông, đập bê tông cốt thép, công trình (cống, đập, …) xây dựng trên nền không phải là đá và đường giới hạn trên của dòng thấm.
Khi xem xét mặt cắt ngang của đập phải phân biệt đường giới hạn đập ở phía dưới và phân cách tất cả các bộ phận cấu tạo của đập (móng đập, các thiết bị tiêu nước, sân phủ, các hàng cừ, sân sau không thấm nước..v.v..) với đất nền. Đường viền này được gọi là đường viền thấm dưới đất thực của đập. Một phần của đường viền nói trên chỉ giới hạn ở phía dưới các bộ phận không thấm hoặc ít thấm nước của đập tiếp xúc trực tiếp với đất nền (Hình 1a) đường 1-2-3-a-4-5-b-6) được gọi là đường viền dưới đất riêng của đập.
3.2. Trụ ở hai bên bờ của đập (End pier)
Là các trụ biên nối tiếp của đập ở hai bên hoặc trụ nối tiếp của công trình với đập đất bên cạnh hoặc nối tiếp với bờ đất.
Khi xem xét mặt cắt nằm ngang của trụ biên nối tiếp phải phân biệt đường giới hạn trụ biên nối tiếp ở phía bên trong của nó (phía đập đất), và phân cách tất cả các bộ phận cấu tạo của nó (tường quặt hoặc tường cánh thượng lưu, tường dọc, tường răng chống thấm, thiết bị tiêu nước, tường quặt hoặc tường cánh hạ lưu) với đất bờ hoặc với đất của đập đất kề bên trụ biên nối tiếp. Đường nói trên có thể được gọi là đường viền dưới đất thực của trụ biên. Phần của đường viền thấm chỉ giới hạn ở bên hông (phía bên trong của trụ biên) các bộ phận không thấm nước của trụ biên, tiếp xúc trực tiếp với đất bờ, hoặc đất đắp của đập đất (Hình 1b) đường 1-2-3-4-5-6) được gọi đơn giản là đường viền dưới đất của trụ biên.
Thuộc tính TCVN TCVN9143:2012 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN9143:2012 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp - Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác