10 Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống ấn tượng và chuẩn phong thủy
10 Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống ấn tượng và chuẩn phong thủy
Chia sẻ
Ngày đăng09/11/2019
Ngày cập nhật08/11/2020
5/5 - (152 bình chọn)
Nhà ống là kiểu kiến trúc phổ biến ở Việt Nam bởi sự eo hẹp về diện tích hiện nay. Trong thiết kế nhà ống eo hẹp về bề ngang và có lợi thế về chiều dài thì những KTS thường đưa ra giải Pháp đó là thiết kế phòng khách liên thông phòng bếpđể mang lại một không gian thoáng đãng, mát mẻ cho gia đình. Dưới đây mời bạn tham khảo các mẫu phòng khách liền bếp nhà ống ấn tượng và chuẩn phong thủy thiết kế tối ưu công năng nhất.
Để tạo được sự hài hòa và tính thẩm mỹ cao nhất, bạn cần chú đến phong cách nội thất của loại hình phòng khách và nhà bếp thông nhau này. Khi lựa chọn đồ đạc, bạn nên sử dụng cùng một kiểu phong cách, tránh sự đánh nhau giữa nội thất cổ điển và hiện đại, nội thất Châu Á và nội thất Châu Âu.
* Gợi ý lựa chọn nội thất:
Kệ ti vi phòng khách: Bạn có thể chọn mẫu có thiết kế từ đơn giản đến tối giản. Bạn có thể chọn loại bếp mô phỏng dạng lò sưởi lấy cảm hứng từ phong cách châu Âu với những khúc gỗ tự nhiên nhất. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn với cách trang trí thoáng đãng nhẹ nhàng nhưng rất hài hòa đồng điệu này.
Bàn trà: Bạn nên chọn mẫu bàn trà được design theo hình khối ấn tượng. Chúng sẽ giúp cho phòng khách ấn tượng hơn rất nhiều. Đi cùng bàn trà nên là một chiếc sofa đơn thoải mái với thiết kế độc đáo để tạo điểm nhấn.
Đèn trần: bạn không nên sử dụng những mẫu đèn chùm cầu kỳ hay quá cá tính. Hãy chọn loại đơn giản nhưng hợp gu với những món đồ nội thất khác.
Vách ngăn: bạn có thể chọn vách bằng gỗ hay kính đơn giản mà vẫn phù hợp với loại phòng khách liên thông với bếp này.
Gương: Để căn phòng trông rộng rãi hơn, nhiều người thường đặt gương tại khu vực phòng khách. Tuy nhiên cần chú ý không nên treo gương vào góc chéo từ cửa chính bước vào. Tại vị trí này bạn nên đặt những vật phong thủy may mắn hoặc cây xanh.
2, Cách chọn màu sắc cho khu vực ngăn phòng khách và bếp
Khác với những thiết kế phòng khách liền bếpcho nhà biệt thự, phòng khách liền bếp nhà ống vốn dĩ sở hữu diện tích không mấy dư giả nên bạn nên tránh những gam màu tối hoặc gam màu nóng tạo cảm giác chật hẹp, âm u, vừa không đẹp mắt lại đi ngược với phong thủy. Có những căn nhà khi vừa bước vào đã có cảm giá ấm cúng, thoáng rộng dù diện tích không lớn. Nhưng có những căn nhà mà khi bước vào bạn lại cảm thấy tối tăm. Phần lớn điều này nguyên nhân đều bắt đầu từ cách chọn màu sắc không phù hợp.
Khi nói đến nhà bếp, trắng, xám, xanh, đỏ, vàng, và xanh lá cây thực sự là những màu sắc bạn nên lựa chọn. Mỗi màu sắc lại có thể tạo nên sự khác biệt riêng cho căn phòng, mà vẫn tạo được một không gian ấm áp và thân thiện cho khu vực như phòng khách và bếp liền nhau.
Các màu ấm hơn như màu đỏ được cho là có khả năng kích thích sự thèm ăn và là một lựa chọn tuyệt vời cho nhà bếp. Màu đỏ rất đa dạng và có nhiều sắc thái giúp làm nổi bật không gian trong nhà bếp, tủ hoặc trên tường.
Hầu hết chúng ta sẽ bắt đầu ngày mới từ căn nhà bếp, và màu trắng thực sự có khả năng “kích hoạt năng lượng tuyệt vời một ngày mới” cho một căn phòng. Bởi màu trắng mang lại cảm giác tươi mới và trong lành. Một căn bếp toàn màu trắng sẽ thực sự đánh thức bạn trong giây phút bạn bước vào.
Đối với phòng khách, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn, nhưng mấu chốt là không nên chọn màu sắc quá đối lập, đặc biệt khi đây là dạng phòng khách và bếp liên thông. Màu hài hòa đơn sắc với những gam màu trung tính sẽ phù hợp hơn với căn hộ có diện tích nhỏ.
3, Cách bố trí đèn chiếu sáng cho phòng khách nối liền bếp
Để cho phong cách căn nhà của bạn trở nên nổi bật hơn, đây là những bí kíp giúp chọn được đèn chiếu sáng cho khu vực bếp liền phòng khách nhà bạn:
Làm nổi bật màu sơn tường bằng cách sử dụng hệ thống công tắc đèn độc lập cho các đèn lắp đặt ở các khu vực khác nhau.
Những vị trí bạn muốn làm điểm nhấn nên chọn thiết bị chiếu sáng có mức sáng cao hơn một chút.
Bạn có thể chiếu sáng tranh hoặc các vật trang trí khác được treo trên tường trong phòng khách bằng các loại đèn tường, đèn âm tường hoặc đèn hắt.
Nếu khu vực bếp và phòng khách liên thông nhà bạn hơi bé, bạn có thể làm cho nó rộng hơn bằng cách tập trung xử lý chiếu sáng cho một bức tường trong phòng.
Để khiến cho ngôi nhà nổi bật được những góc đẹp nhất, bạn nên dùng đèn âm trần, đèn hốc tường hoặc đèn hắt để chiếu sáng.
Để khiến cho ngôi nhà nổi bật được những góc đẹp nhất, bạn nên dùng đèn âm trần, đèn hốc tường hoặc đèn hắt để chiếu sáng.
CÁC MẪU PHÒNG KHÁCH LIỀN BẾP NHÀ ỐNG ẤN TƯỢNG VÀ CHUẨN PHONG THỦY
Cùng với những chia sẻ về kiến thức thiết kế phòng khách chung bếp nhà ống, nhằm giúp bạn đọc có hình dung rõ nét hơn về chi tiết thiết kế, tại phần cuối bài viết chúng tôi xin được tổng hợp và giới thiệu đến bạn các mẫu thiết kế phòng khách liên thông phòng ăn nhà ống.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Bình luận