https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-noi-that-biet-thu
https://shac.vn/tu-van-chi-phi-xay-nha-biet-thu-mini-chinh-xac-nhat-2024
Ngày đăng 03/06/2019
Ngày cập nhật 06/17/2024
4.5/5 - (142 bình chọn)

Trong thiết kế và xây dựng nhà cửa nói chung, cầu thang là phương tiện giao thông lên xuống giữa các mặt phẳng nằm ngang có độ cao khác nhau. Hay nói cách khác, cầu thang chính là nơi chuyển giao giữa các tầng trong một căn nhà. Cũng bởi tầm quan trọng này mà hạng mục thiết kế và xây dựng cầu thang ngày càng chiếm được sự quan tâm từ gia chủ và cả đơn vị thiết kế. Trong phạm vi bài viết hôm nay, mời bạn cùng tìm hiểu cách thiết kế cầu thang cho biệt thự đẹp và phong thủy đã được chứng minh qua thực tế.

Cách thiết kế cầu thang cho biệt thự đẹp và phong thủy đã được chứng minh
Cách thiết kế cầu thang cho biệt thự đẹp và phong thủy đã được chứng minh

Theo quan niệm phương Đông, cầu thang chính là nơi khởi đầu dẫn luồng sinh khí đến toàn bộ ngôi nhà. Bởi vậy, thiết kế cầu thang biệt thự không chỉ góp phần làm tăng tính sang trọng của ngôi nhà mà còn đảm bảo các yếu tố về phong thủy giúp mang lại vượng khí. Mặt khác, trong thiết kế biệt thự, việc bố trí cầu thang cũng là yếu tố cho thấy trình độ và tư duy của người thiết kế. Mời bạn tham khảo bài viết và cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Xem thêm: Cách tính chiều rộng cầu thang chính xác và phong thủy nhất

CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CẦU THANG CHO BIỆT THỰ ĐẸP VÀ SANG TRỌNG

Về cơ bản, việc thiết kế cầu thang cho biệt thự phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sau:

  • Sử dụng thuận tiện, độ dốc và chiều rộng vế thang phải hợp lý.
  • Hạn chế bậc chéo góc – đặc biệt là bậc có 1 đầu nhọn (giống hình tam giác). Vì cầu thang chính là phương tiện di chuyển lên xuống giữa các tầng nên khi thiết kế cầu thang cho biệt thự cần lưu ý không nên có các đầu nhọn làm cho việc đi lại gặp khó khăn.
  • Kinh tế và thẩm mỹ (tùy theo cấp nhà và mức độ yêu cầu của từng loại công trình).
  • Thi công dễ dàng và nhanh chóng.
  • Đảm bảo an toàn, có đầy đủ ánh sáng, không trơn (điều này càng phải đặc biệt lưu ý khi thiết kế cầu thang cho biệt thự thuộc sở hữu của các gia đình có con nhỏ hoặc người già sinh sống).
  • Sự bền vững (tức là khả năng chịu được tải trọng khi vận chuyển những vật nặng, có khả năng chịu lửa lớn).

Bậc thềm và cầu thang bộ thường có độ dốc i=1/3-1/1.5. Đối với thiết kế cầu thang cho biệt thự thường có độ dốc khoảng 27-33 độ, đôi khi có thể dốc tới 38 độ (bậc cao 190, rộng 240) vẫn đảm bảo đi lại thuận tiện và tiết kiệm diện tích cầu thang.

Bậc thềm và cầu thang bộ thường có độ dốc i=1/3-1/1.5

Một trong những bộ phận chính của cầu thang là vế thang. Vế thang là bộ phận nằm nghiêng, trên có tạo bậc thang để đi. Trong thiết kế cầu thang nhà biệt thự cần lưu ý thiết kế mỗi vễ thang không quá 18 bậc, để vế thang không quá dài và không quá mỏi khi leo.

Chiếu nghỉ và chiếu tới đều cần phải đảm bảo nguyên tắc là có chiều rộng (sâu) tối thiểu bằng chiều rộng vế thang (lớn hơn hoặc bằng chiều rộng vế thang). Thông thường khi thiết kế cầu thang cho biệt thự thường chiếu tới có chiều rộng lớn hơn chiếu nghỉ vì là nơi tập trung người ra vào cửa hoặc qua lại nút giao thông ở các tầng. Thường chiếu tới có chiều rộng 1.3-1.6 chiều rộng vế thang. Song hầu hết đối với các công trình nhà ở thì chiếu tới được thiết kế liền kề với sảnh tầng hoặc hành lang giao thông để mở rộng khả năng hoạt động cho cầu thang, thuận tiện cho sử dụng nhất là khi đông người hoặc cần vận chuyển đồ đạc.

Bạn nên xem: Các nguyên tắc thiết kế và cách chia bậc cầu thang xoắn ốc cho nhà đẹp

Chiếu nghỉ và chiếu tới đều cần phải đảm bảo nguyên tắc là chiều rộng (sâu) tối thiểu bằng chiều rộng vế thang
Chiếu nghỉ và chiếu tới đều cần phải đảm bảo nguyên tắc là chiều rộng (sâu) tối thiểu bằng chiều rộng vế thang

Trong thiết kế cầu thang cho biệt thự thì bậc thang là bộ phận quan trọng quyết định bước đi có thoải mái hay không, điều đó tùy thuộc vào độ dốc của vế thang hay nói cách khác là phụ thuộc vào mặt bậc và cổ bậc. Chiều dài bậc thang bằng chiều rộng của vế thang. Chiều rộng bậc thang phụ thuộc vào độ dốc của thang và có mối quan hệ trực tiếp với chiều cao bậc thang. Chiều rộng và chiều cao cầu thang có quan hệ mật thiết với nhau theo công thức 2h+b=600mm (trong đó h là chiều cao và b là chiều rộng cầu thang). Trong thiết kế cầu thang cho biệt thự thì độ cao của bậc thang thường từ 150-180mm tương ứng với chiều rộng từ 240-300mm.

Lan can là bộ phận che chắn bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị ngã ra ngoài khi giao thông đi lại lên xuống cầu thang. Lan can phải có liên kết vững chắc với vế thang, nếu làm lan can thoáng thì cần chú ý kích thước các lỗ hở không nên quá lớn để có thể ngã lọt và đề phòng trẻ nhỏ có thể chui qua hoặc leo trèo gây nguy hiểm.

Mẫu cầu thang phòng khách biệt thự hiện đại làm từ vật liệu gỗ
Mẫu cầu thang phòng khách biệt thự hiện đại làm từ vật liệu gỗ

Vật liệu để cấu tạo lan can có nhiều cách:

  • Lan can xây đá hộc: Thường có độ dày >350mm. Hình thức nặng nề có độ bền vững cao. Loại này ít gặp, thường áp dụng cho các công trình vùng núi sẵn có vật liệu đá hộc.
  • Lan can xây bằng gạch: Dày 220,110,60 phải để cốt thép chờ phi 10 từ bản thang bê tông cốt thép hoặc dầm cốn thang, cao bằng độ cao lan can cách nhau 900-1100. Phía trên cùng lan can phải có giằng bê tông cốt thép cao 100 rộng bằng chiều dày lan can gạch. Về hình thức kiến trúc có thể xây đặc hoàn toàn hoặc thiết kế các lỗ thoáng trang trí.
  • Lan can bê tông cốt thép: Loại này thường được thiết kế đục sẵn có các râu thép chờ, rồi đưa vào lắp ráp với vế thang, hàn chặt với các bản nhờ râu thép chờ của bản thang hay dầm cốn. Hoặc có thể đúc liền khối với cốn thang, bản thang.
  • Lan can bằng các con tiện lắp ghép: Loại này chủ yếu được dùng ngoài trời, đôi khi sử dụng cho các thang trong nhà ở các không gian sảnh rộng lớn. Loại lan can này thường sử dụng cho những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc cổ điển nên cần phải thận trọng thiết kế phù hợp với phong cách kiến trúc lựa chọn.
  • Lan can bằng gỗ: Đây là loại lan can được sử dụng khá phổ biến trong các công trình kiến trúc xưa và nay. Tuy nhiên do tốc độ phát triển nhanh của xây dựng, vật liệu gỗ trở nên quý hiếm và giá thành cao nên hiện nay đối với các gia đình có điều kiện mới sử dụng thiết kế cầu thang cho biệt thự có lan can bằng gỗ.
  • Lan can kim loại (hoa sắt và inox): Hiện nay đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình kiến trúc hiện nay vì có nhiều ưu điểm (như có thể tạo hình dáng, hoa văn, phong phú về thẩm mỹ cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng, dễ làm, thi công nhanh, bền chắc, hiệu quả sử dụng cao, giá thành hợp lý, vật liệu sẵn có và phong phú trên thị trường, phù hợp với thiết kế xây dựng các ngôi biệt thự hiện đại hoặc biệt thự tân cổ điển,…).

Tay vịn là bộ phận nằm trên cùng của lan can để bám vịn khi lên xuống cầu thang cho chắc chắn an toàn không bị ngã. Có nhiều cầu thang sát tường không có lan can, người ta vẫn làm tay vịn trôn và tường để bám đi bên sát tường, còn phía có lan can thì tay vịn là bộ phận nằm trên cùng của lan can, liên kết chặt với lan can.

Tay vịn gỗ cầu thang biệt thự với kiểu dáng mềm mại và đẹp mắt
Tay vịn gỗ cầu thang biệt thự với kiểu dáng mềm mại và đẹp mắt

Nguyên tắc thiết kế tay vịn cho cầu thang biệt thự như sau:

  • Nếu là tay vịn gỗ, lan can sắt thường liên kết bằng đinh vít hoặc chèn sâu thanh sắt vào lỗ khoan gỗ trên tay vịn.
  • Nếu là tay vịn bằng kim loại, lan can kim loại thì có thể lien kết bằng mối hàn, đinh tán, bu long,…
  • Nếu là tay vịn gỗ, lan can gỗ thì lien kết bằng mộng, đinh, keo dán.
  • Nếu là tay vịn granite hoặc trát xi măng đánh mầu, lan can gạch xây hoặc bê tông cốt thép thì tay vịn thường chính là giằng bê tông cốt thép kết trên cùng của lan can,…

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI THIẾT KẾ CẦU THANG BIỆT THỰ

Nguyên tắc phong thủy cũng rất cần được chú trọng trong thiết kế cầu thang
Nguyên tắc phong thủy cũng rất cần được chú trọng trong thiết kế cầu thang

Để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hợp lý về công năng cũng như yếu tố phong thủy cho ngôi biệt thự, khi thiết kế cầu thang các kiến trúc sư và gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính. Bởi theo phong thủy, đây là hướng đi lên và đi xuống có nghĩa là lộc vào được cũng ra được.
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào cửa bếp (dù đó là tầng nào) bởi cũng theo quan niệm phong thủy hướng cửa bếp hay hướng vào tầng nào cũng sẽ làm nguồn năng lượng hao tài hết.
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào nhà vệ sinh.
  • Hạn chế bố trí cầu thang ở giữa nhà vì theo phong thủy cầu thang được xem là hành thủy, giữa nhà là hành thổ. Thổ -.Thủy khắc nhau nên sẽ sinh ra những điều không tốt.
  • Cũng nên tránh đặt cầu thang ở vị trí cuối cùng trong nhà. Tốt nhất là nên đặt cầu thang cách tâm nhà 1-2m hoặc sau phòng khách là được.

Bạn nên xem: Những điều kiêng kỵ gia chủ phải biết trong thiết kế cầu thang

CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG CHO BIỆT THỰ THEO PHONG THỦY SINH – LÃO – BỆNH – TỬ

Lưu ý về phong thủy (sinh – lão – bệnh – tử) khi thiết kế cầu thang cho biệt thự
Lưu ý về phong thủy (sinh – lão – bệnh – tử) khi thiết kế cầu thang cho biệt thự

Theo quan niệm sinh – lão – bệnh – tử thì số bậc cầu thang được tính theo nguyên tắc như sau:

  • Bậc đầu tiên được coi là số (1) gọi là Sinh
  • Bậc thứ 2 coi là số (2) gọi là Lão
  • Bậc thứ 3 coi là số (3) gọi là Bệnh
  • Tiếp theo bậc thứ 4 coi là số (4) gọi là Tử
  • Tiếp tục bậc số 5 là Sinh

Do đó thiết kế cầu thang cho biệt thự theo quan niệm phong thủy thì để có số bậc cầu thang rơi vào cung Sinh thì số bậc cầu thang nên làm là (4n+1), trong đó n là chu kỳ lập lại.

  • với n=1, Sinh = 4×1 +1 =5
  • Với n=2, Sinh = 4×2+1 = 9
  • Với n=3, Sinh = 4×3+1 = 13
  • Với n=4, Sinh = 4×4+1 = 17
  • Với n=5, Sinh =4×5+1 = 21
  • Với n=6, Sinh =4×6+1 = 25

Như vậy số bậc thang đẹp trong thiết kế cầu thang cho biệt thự là 5, 9, 13, 17, 21,25,… bậc để số bậc cầu thang nằm vào cung Sinh trong quan niệm phong thủy. Đây là một trong số cách tính bậc cầu thang bạn cần lưu ý để tránh những điều không tốt cho gia chủ.

Trên đây là một số hướng dẫn sơ bộ về cách thiết kế cầu thang phong thủy cho các mẫu biệt thự đẹp. Hi vọng bài viết mang đến bạn những tham khảo hữu ích nhất, thiết thực nhất. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm: Cách khắc phục lỗi cầu thang giữa nhà để đẩy lùi vận hạn cho gia chủ

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.5/5 - (142 bình chọn)
3389Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555