Ông cha ta vẫn hay khuyên răn con cái : “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” . Xây nhà dựng cửa là chuyện trọng đại trong đời mỗi con người. Phong thủy nhà ở không chỉ bao gồm phong thủy hướng cửa chính mà nội thất trong nhà cũng cần bố trí khoa học và hợp phong thủy. Trong giới hạn bài viết này KTS Sơn Hà Group sẽ tổng hợp những kiến thức phong thủy bạn cần biết về cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh sao cho phong thủy.
NỘI DUNG CHÍNH
Đây được xem là điều cấm kỵ trong phong thủy. Nguyên nhân là vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi mọi thành viên sum vầy nấu bữa ăn ngon. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi không mấy “sạch sẽ”. Chính vì vậy nên khi thiết kế 2 căn phòng này đối diện nhau thì không hợp lý, dễ gây ra các bệnh đường ruột cho gia đình.
Bạn cũng cần biết rằng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc với nhau. Bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 phòng đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu điều kiện gia đình bắt buộc phải thiết kế như vậy, thì bạn cũng nên áp dụng cách hóa giải sau đây:
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách hóa giải phòng thờ đặt trên phòng bếp theo phong thủy
Trong phong thủy, cửa đối cửa là điều kiêng kỵ cần phải tránh. Do vậy, khi thiết kế ngôi nhà, không nên đặt cửa bếp hướng ra cửa trước hoặc cửa sau hoặc cửa nhà vệ sinh. Đây được coi là hướng hao tài, sẽ làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ. Chưa kể đến việc thiết kế như vậy sẽ sẽ làm cho gia đình mất sự thoải mái khi dùng bữa do không kín đáo.
Với những ngôi nhà, căn hộ chung cư khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh hãy thật đơn giản, tối giản hết những chi tiết rườm rà. Tránh việc tạo ra những góc khuất hay góc cạnh thừa. Đồng thời, cần chú ý đến màu sắc của phòng bếp và nhà vệ sinh. Gia chủ nên chọn màu trung tính như nâu và xám, tránh lạm dụng những màu nóng hay trắng.
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế phòng bếp với 4 điều tuyệt đối nên tránh trong phong thủy
Thông thường, người Việt Nam không xây nhà bếp và nhà vệ sinh ở chính giữa ngôi nhà. Điều này là hợp phong thủy. Bởi lẽ, nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nên khi đặt ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm cho vận khí gia đình bị ảnh hưởng xấu. Riêng đối với nhà bếp, khi đặt ở trung tâm thì mùi dầu mỡ khi nấu sẽ bay vào các phòng, ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt.
Chính vì vậy, tốt nhất là không nên thiết kế bếp ở chính giữa ngôi nhà. Ở vị trí trung tâm này, nên thiết kế sao cho đẹp mắt nhất, tạo điểm nhấn và cảm giác thoáng đãng cho căn nhà.
Xem thêm: Diện tích tiêu chuẩn của phòng tắm và vệ sinh mới nhất ai cũng nên xem
Với những ngôi nhà cho thuê hay phòng trọ có diện tích nhỏ, không thể xây dựng tường ngăn cách thì nên sử dụng vách ngăn cố định để ngăn chặn sự đối đầu của lửa và nước (nhà bếp và nhà vệ sinh). Điều này ảnh hưởng nhiều đến cân bằng khí cho ngôi nhà. Vách ngăn giúp bạn hài hòa vận khí, đem lại sự tiện lợi mà không làm phá vỡ cấu trúc ngôi nhà.
Bạn cũng có thể dùng vách ngăn kính để làm tăng không gian cho ngôi nhà, thấy ngôi nhà trông rộng rãi và thoải mái hơn. Thiết kế bằng kính cũng đem lại tính thẩm mỹ cao, tạo sự sang trọng cho tổng thể. Một gợi ý khác cho bạn là sử dụng vách ngăn bằng gỗ, có thể dễ dàng lau chùi.
Phòng vệ sinh được coi là nơi chứa nhiều cặn bã, chất thải, nói theo cách nói trong phong thủy là nơi ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ẩm mốc, mùi… thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn nên.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận