https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-noi-that-biet-thu
https://shac.vn/tu-van-chi-phi-xay-nha-biet-thu-mini-chinh-xac-nhat-2024
Ngày đăng 09/17/2019
Ngày cập nhật 10/21/2023
4/5 - (110 bình chọn)

Bởi không gian giao thông, lối đi trong nhà có vai trò quan trọng trong thiết kế của toàn ngôi nhà hay công trình nên kích thước chuẩn của nó là điều rất được quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi mời bạn cùng tham khảo kích thước chuẩn nhất của chiều rộng lối đi trong nhà cùng các vấn đề phong thủy liên quan.

TỔNG QUAN VỀ LỐI ĐI TRONG NHÀ

Lối đi trong nhà được hiểu là toàn bộ không gian dành cho việc giao thông, đi lại trong ngôi nhà. Không gian này được tính từ khu vực sảnh chính, cửa ra vào, cho đến hành lang lưu thông trong nhà, cầu thang (nếu có), cửa đi đến các phòng, sảnh phụ.

Lối đi trong nhà được hiểu là toàn bộ không gian giao thông đi lại
Lối đi trong nhà được hiểu là toàn bộ không gian giao thông đi lại

Lối đi trong nhà được phân chia thành 2 không gian đó là:

  • Giao thông theo chiều dọc (khu vực cầu thang).
  • Giao thông theo chiều ngang (sảnh, hành lang, lối đi,…).

Tuy nhiên, trong khi tính toán xây dựng về ngôi nhà thì rất nhiều người bỏ qua diện tích của lối đi trong nhà. Họthường tính toán theo kiểu cộng tổng các phòng với nhau, từ đó suy ra diện tích nhà. Điều này là không chính xác.

CHIỀU RỘNG HỢP LÝ CỦA LỐI ĐI TRONG NHÀ

Như chúng tôi đã chia sẻ, dù ngôi nhà có diện tích lớn hay nhỏ, thì việc chăm chút cho không gian lối đi, giao thông cũng đều cần được chú ý. Lối đi trong nhà cần diện tích tương đối rộng rãi để có thể thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển và kê xếp đồ đạc nội thất.

Lối đi trong nhà cần diện tích tương đối rộng rãi để thuận tiện đi lại
Lối đi trong nhà cần diện tích tương đối rộng rãi để thuận tiện đi lại

Chiều rộng lối đi trong nhà trung bình thường khoảng từ 1.1 -1.2m là đủ khoảng không gian cho việc di chuyển. Đây là chiều rộng lối đi trong nhà hợp lý với nhu cầu, đồng thời, thoải mái cho việc sử dụng, di chuyển đi lại. Không gian các phòng ốc, kiến trúc, công năng sử dụng của ngôi nhà được đảm bảo thực hiện một cách tối ưu nhất.

Lối đi trong nhà, cùng với diện tích của lối đi rộng bao nhiêu, thoáng đãng bao nhiêu sẽ giúp cho việc lưu thông không khí trong nhà trở nên thoáng đãng là thoải mái hơn.

Còn đối với những ngôi nhà phố có diện tích nhỏ hơn, thì chiều rộng lối đi trong nhà đôi khi còn hẹp hơn.

NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ LỐI ĐI THÚC ĐẨY TÀI VẬN CHO CHỦ NHÂN NGÔI NHÀ

1, Các vật ngăn cách lối đi với phòng ở

Khoảng không gian lối đi không nên quá xuyên suốt từ cửa ra vào với các phòng bên trong vì rất dễ khiến cho các trường khí tốt vừa đi vào đã thoát ra ngoài, trong nhà khó đạt hiệu quả “tàng phong tụ khí”, thúc đẩy tài lộc.

Thông thường các vật dụng để trang trí và tạo sự ngăn cách ở các lối đi có thể sử dụng như tủ trưng bày, kính, giá sách,… Tuy nhiên, khi bố trí vật ngăn cách cần chú ý phải đảm bảo nguyên tắc “hạ thực, thượng không”, nghĩa là phải để vật ngăn cách càng sát với nền nhà càng tốt vì nó giúp tài khí không thoát ra ngoài, đồng thời phía trên nên chừa một khoảng trống thông thoáng để có lợi cho việc chiếu sáng và trao đổi các khí, tăng cường tài vận.

Độ cao của vật ngăn cách ở lối đi bình quân khoảng 2 mét là khá ổn, nếu quá cao sẽ cản trở tài khí vào nhà, nhưng quá thấp lại không đem đến tác dụng chiêu tài nạp khí.

Thiết kế lối đi trong nhà cần đảm bảo sự thông thoáng
Thiết kế lối đi trong nhà cần đảm bảo sự thông thoáng

2, Diện tích lối đi

Chúng tôi xin nhấn mạnh lại rằng lối đi vẫn là nơi trọng yếu để nạp khí cho ngôi nhà nên cần cố gắng thiết kế rộng rãi một chút. Tác dụng của lối đi là để ngăn cản khí từ bên ngoài “xông vào” và đẩy khí trong nhà thất thoát khiến chủ nhân dễ hao tài tốn của. Bởi vậy, lối đi thông thoáng sẽ càng giúp tài khí hội tụ trong nhà lâu hơn và thịnh vượng hơn, nếu diện tích quá nhỏ hẹp sẽ tạo cảm giác gò bó, tài lộc suy yếu.

3, Chú ý khi lắp la phông ở lối đi

Theo các chuyên gia, nếu thiết kế cả la phông cho lối đi thì không nên lắp quá thấp sẽ gây cảm giác ức chế. Trong phong thủy, đây là biểu tượng không cát tường, nó tượng trưng cho người trong nhà luôn bị áp bức, tranh chấp và khó có tiền đồ.

La phông ở lối đi nên cao một chút để giúp không khí lưu thông, tài vận tăng lên đáng kể nhưng cũng không nên quá cao gây mất cân đối cho chỉnh thể ngôi nhà, khiến các thành viên cảm giác chông chênh, cuộc sống như thiếu điểm tựa.

4, Các vật liệu khi thiết kế lối đi

Cũng theo các chuyên gia, lối đi là con đường lưu thông chủ yếu trong nhà nên tường ở đây cần bằng phẳng, trơn láng. Nếu thiết kế tường lối đi gồ ghề hoặc trang trí bằng đá sỏi cao thấp khác nhau sẽ khiến vận thế khó thuận lợi, trạch vận thường gặp nhiều trở ngại.

NHỮNG LỖI PHONG THỦY KHI THIẾT KẾ LỐI ĐI TRONG NHÀ

1, Lối đi xông thẳng vào cửa chính

Cửa chính luôn luôn không thể có các vật “xông thẳng” vào vì rất dễ gây sát khí. Lối đi dù là từ ngoài đường dẫn vào cửa chính hay từ cửa chính dẫn vào phòng khách bên trong đều không thể nối liền trực diện xuyên suốt với nhau.

Đối với lối đi từ ngoài vào cửa chính, bạn có thể trồng cây xanh để cản sát khí nhưng chú ý cây không nên quá cao vì sẽ làm cản lối cho các trường khí tốt đi vào, khiến âm khí trong nhà nặng hơn gây nhiều bệnh tật và bất lợi cho tài lộc.

2, Vật ngăn cách lối đi quá cao

Nếu bố trí vật ngăn cách quá cao không những gây cảm giác ức chế mà còn cản trở tài khí từ ngoài vào, nó tượng trưng cho việc bạn đang “đóng cửa không đón tiếp Thần Tài” vậy.

3, Mặt nền ở lối đi quá trơn láng

Nếu nền lối đi quá láng sẽ dễ gây trượt ngã cho người đi lại, ảnh hưởng vận sức khỏe, mặt khác nó đồng nghĩa với tiền tài trong nhà dễ bị “trượt” mất ra ngoài. Không những thế, đường nước ngầm cũng không nên đi qua khoảng cách giữa lối đi và cửa chính để tránh bị ô nhiễm, sức khỏe người trong nhà không tốt, tài lộ không thuận lợi.

CHIA SẺ CÁCH ĐẶT VẬT PHẨM PHONG THỦY Ở LỐI ĐI GIÚP TĂNG PHÚ QUÝ

1, Tượng Thần Tài:

Thần Tài luôn được biết đến như vị thần nắm giữ tiền bạc và sự giàu sang, phú quý. Đặt một tượng Thần Tài ở lối đi sẽ thúc đẩy vận khí gia đình, đem lại cát khí và tài lộc. Chú ý đặt tượng quay mặt ra ngoài cửa chính để đạt hiệu quả chiêu tài tốt hơn.

2, Phật Di Lặc:

Vẻ hiền từ, phúc hậu và vui tươi của tượng phật Di Lặc luôn có ngụ ý chiêu nạp tài lộc và điều lành cho mọi người. Bạn có thể đặt tượng đối diện cửa chính hoặc một bên cửa cũng được, chỉ cần luôn xoay tượng nhìn ra bên ngoài là được.

3, Đồng tử chiêu tài:

Hình dáng đáng yêu và vui vẻ của tượng đồng tử chiêu tài cũng đem đến những điều may mắn và hấp thu tài lộc. Bạn cũng nên đặt tượng đối diện cửa chính và phía sau nên có vật chắc chắn làm “núi tựa”.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4/5 - (110 bình chọn)
25106Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555