Tiếp tục các vấn đề về cấp phép xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi mời bạn đọc đến với đề tài thiết kế nhà đẹp tại Sài Gòn và thủ tục cấp phép công trình cải tạo và sửa chữa tại TP.Hồ Chí Minh được chúng tôi đăng tải trong bài viết hôm nay trên hệ thống website của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (thương hiệu SHAC, Sơn Hà Architecture).
NỘI DUNG CHÍNH
Với những công trình mang đặc trưng độc đáo trong thiết kế và chất lượng trong thi công thuộc các phong cách với quy mô khác nhau, doanh nghiệp xây dựng thành phố Cảng đã hoàn toàn chinh phục các chủ đầu tư và giành trọn vẹn niềm tin thị trường xây dựng nơi đây. Cùng với đó, sự đơn giản trong thủ tục cấp phép và việc linh hoạt trong triển khai thủ tục hành chính đã góp phần quan trọng gia tăng mật độ phủ sóng của các mẫu thiết kế khách sạn, thiết kế biệt thự, thiết kế căn hộ,… tại thành phố mang tên Bác. Chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết và cùng tìm hiểu thêm về vấn đề được bài viết đề cập tại đây.
Sau đây là những thông tin cơ bản về thủ tục cấp phép cải tạo và sửa chữa công trình tại TP. Hồ Chí Minh.
Cơ quan thực hiện | Sở Xây dựng |
Cách thực hiện | Nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng |
Đối tượng thực hiện | Chủ đầu tư |
Thời gian giải quyết | Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định. |
Phí, Lệ phí | Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với công trình: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/giấy phép. |
Kết quả | Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của Sở Xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. |
Tên mẫu đơn, tờ khai | – Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (Mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng);
– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế (Mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng). |
Căn cứ pháp lý | – Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).
– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015). – Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016). – Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. |
– Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng (địa chỉ: 60 đường Trương Định, phường 7, quận 3), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
– Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ bổ sung,Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
– Bước 4: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình;
– Bước 5: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình trong thời hạn quy định, Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
– Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaSở Xây dựng theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.a
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (theo mẫu).
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
+ Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
*Ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
Cùng với thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cải tạo và sửa chữa tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh cập nhật các bài viết cùng chủ đề nhằm cung cấp đến bạn đọc phong phú các thông tin về cấp giấy phép xây dựng nói chung và cấp giấy phép tại từng địa phương nói riêng. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết và kính chúc quý vị có được những thông tin tham khảo hữu ích nhất, thiết thực nhất.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận