Top 15+ mẫu phòng khách đẹp có cầu thang cho nhà ống tiện nghi
Top 15+ mẫu phòng khách đẹp có cầu thang cho nhà ống tiện nghi
Chia sẻ
Ngày đăng09/19/2019
Ngày cập nhật07/20/2023
4.5/5 - (139 bình chọn)
Như một sự phối hợp hài hòa, tinh tế nhằm đưa tới cho gia chủ một tổng thể không gian sống hoàn chỉnh và cuốn hút, phòng khách nhà ống có cầu thang chính là một trong những điểm nhấn đặc sắc tạo nên sự đột phá ấn tượng trong lối thiết kế và phù hợp với xu hướng hiện nay. Và nếu bạn cũng đang tìm kiếm những ý tưởng thiết kế phòng khách nhà ống có cầu thang thì hãy cùng chúng tôi tham khảo top 15 mẫu phòng khách đẹp có cầu thangcho nhà ống tiện nghi dưới đây, cùng với đó là một số thông tin cực hữu ích xoay quanh vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
THAM KHẢO KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA CẦU THANG NHÀ ỐNG
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà (và của hạng mục thiết kế nội thất nói chung) nên cầu thang phòng khách nhà ống luôn được các kiến trúc sư cân nhắc rất kỹ và tính toán tỉ mỉ, về chiều cao, chiều rộng, vị trí đặt cầu thang. Thực tế đã cho thấy rằng chỉ với 1 chút sai sót về kỹ thuật hay bố trí sai phong thủy sẽ mang đến cho người sử dụng những bất tiện và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Dưới đây là một số khái niệm và những thông số kỹ thuật để giúp bạn sở hữu mẫu phòng khách có cầu thang đẹp và phong thủy nhất. Mời quý vị cùng tham khảo.
1, Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà ống và nhà ở dân dụng nói chung
Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang nói chung và cầu thang nhà ống thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m.
Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Độ dốc này được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).
Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.
Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Chiều cao của lan can: Không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
Số bậc thang: Tổng bậc cầu thang nhà ở thường tuân theo quy luật vòng tuần hoàn Sinh–Lão – Bệnh – Tử. Lý tưởng nhất khi bậc cuối rơi vào cung “Sinh”, tương đương với các số lẻ (bội của 4 cộng thêm 1, ví dụ như 21,17,…)
Vị trí cầu thang: Không nên đặt ở vị trí trung cung của ngôi nhà, thang không hướng thẳng ra cửa chính, không nên bắt đầu hoặc kết thúc ở trước nhà vệ sinh,…
2, Cầu thang nên đặt ở đâu? Cách bố trí cầu thang trong nhà theo phong thủy
* Cầu thang nên đặt ở đâu?
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng.
Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Nhiều gia đình thường bố trí hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang.
* Cách bố trí cầu thang trong nhà theo phong thủy:
Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).
Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.
Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà. Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm.
Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).
Cầu thang thẳng: Được xây theo những đường thẳng, thang thẳng lại được chia thành:
Thang một đợt: Ưu điểm loại thang này là làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt, nhược điểm là tốn diện tích các tầng phía trên do phải tạo hành lang đi bên cạnh cầu thang.
Thang hai đợt: Ưu điểm chiếm ít diện tích nhất, nhược điểm các đợt dưới thường bí và tối.
Thang ba đợt: Ưu điểm thông thoáng, kết hợp chiếu sáng tốt, giao thông tốt, nhược điểm tốn diện tích nhất.
4, Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh:
Nghiêng và gập ghềnh
Trụ và tay nắm cầu thang nhỏ
Cầu thang quá tối
Cầu thang không đủ số lượng bậc thang.
Cầu thang có lối đi đối diện cửa ra vào (cầu thang và cửa ra vào thẳng hàng).
THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH NHÀ ỐNG CÓ CẦU THANG CẤM KỴ ĐIỀU GÌ?
Như trên chúng tôi đã chia sẻ vai trò quan trọng của cầu thang đối với thiết kế nội thất nhà ống nói riêng và thiết kế nhà đẹp nói chung. Vì vậy, trước mỗi quyết định thi công, vị trí và phương hướng xây dựng cầu thang cần phải tính toán rất tỷ mỷ và cẩn thận.
Dưới đây là những nguyên tắc phải nhớ khi thiết kế phòng khách nhà ống có cầu thang bạn nên nhớ để có được phương án trang trí phòng khách nhà ống phong thủy:
Cầu thang lao thẳng ra cửa chính.
Cầu thang xây có độ dốc cao.
Cầu thang xây chính giữa chia đôi căn nhà.
Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh.
Cầu thang đặt đối diện với bếp.
Cầu thang bị thiếu ánh sáng.
Theo giải thích của các chuyên gia, những yếu tố trên sẽ khiến cho khí trong nhà không được thông thoáng. Và hơn hết việc di chuyển trong nhà của các thành viên cũng không thuận tiện, dễ dàng. Đang lưu ý, cầu thang tối, độ dốc cao thường gây nguy hiểm cho những gia đình có trẻ em và người già, bạn nên lưu ý.
XEM NGAY 15 MẪU PHÒNG KHÁCH ĐẸP CÓ CẦU THANG CHO NHÀ ỐNG TIỆN NGHI
Cuối cùng, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang thiết kế dành riêng cho những ngôi nhà ống, nhà phố hiện đại hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Bình luận