TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 84 : 1981
VỮA CHỊU LỬA SAMỐT
Chamotle fire clay mortar
1. Đại cương
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại vữa chịu lửa samốt, sản phẩm dùng để xây gạch chịu lửa samốt có cùng độ chịu lửa hoặc có độ chịu lửa cao hơn.
1.2. Tuỳ thuộc một số chỉ tiêu chất lượng, vữa chịu lửa samốt được phân thành 3 loại A,B, C.
1.3. Các loại vữa chịu lửa samốt được sản xuất dưới dạng bột khô, phối liệu tạo thành sản phẩm đã được trộn đều.
2. Điều kiện kĩ thuật
2.1. Độ chịu lửa:
Vữa chịu lửa samốt loại A: không nhỏ hơn 1710oC;
Vữa chịu lửa samốt loại B: không nhỏ hơn 1630oC;
Vữa chịu lửa samốt loại C: không nhỏ hơn 1580oC;
2.2. Thành phần hoá học:
Hàm lượng Al2O3 + TiO2
Vữa chịu lửa samốt loại A: không nhỏ hơn 35%;
Vữa chịu lửa samốt loại B: không nhỏ hơn 30%;
Vữa chịu lửa samốt loại C: không nhỏ hơn 28%;
2.3. Cỡ hạt:
Đối với cả 3 loại A, B, C.
Phần còn lại trên sàng 2mm: không có;
Phần còn lại trên sàng 1,5mm: không lớn hơn 5%;
Phần lọt qua sàng 1mm: không nhỏ hơn 80%.
2.4. Hàm lượng chất kết dính:
Đối với cả 3 loại A, B, C hàm lượng chất kết dính trong thành phần phối liệu không quá 40%.
Chú thích: Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, các chỉ tiêu chất lượng khác quy định theo sự thoả thuận giữa nhà máy sản xuất và cơ sở dùng vữa chịu lửa samốt.
3. Phương pháp thử
3.1. Độ chịu lửa thực hiện theo TCVN 179: 1965.
3.2. Hàm lượng Al2O3 + TiO2 được xác định bằng phân tích hoá học theo phương pháp trọng lượng.
3.3. Thành phần cỡ hạt xác định bằng độ sàng phân tích dùng trong phòng thí nghiệm. Trình tự làm như sau:
Dùng cân kĩ thuật cân 100g mẫu đại diện đã được trộn đều, (quy tắc chuẩn bị mẫu nêu trong mục 4.2 dưới đây), sấy trong tủ sấy ở 105oC – 100oC cho đến khi đạt khối lượng không đổi, làm nguội trong bình hút ẩm và đem sàng (có thể sàng bằng tay hoặc bằng máy). Việc sàng coi như làm xong nếu lắc thêm 1 phút trên mỗi sàng lượng vữa lọt thêm dưới sàng nhỏ hơn 0,1 gam. Đem cân phần còn lại trên sàng 1,5mm và phần lọt qua sàng 1mm.
Tính toán:
M
% hạt còn lại trên sàng 1,5mm = x 100
% hạt còn lại trên sàng 1mm = x 100
Trong đó:
M – Khối lượng mẫu dùng để xác định, g;
M1 – Phần hạt còn lại trên sàng 1,5mm, g;
M2 – Phần hạt lọt qua sàng 1mm, g;
3.4. Hàm lượng chất kết dính được xác định theo lượng mất khi nung của vữa chịu lửa samôt và lượng mất khi nung của đất sét làm chất kết dính.
Tính toán:
% chất kết dính = x 100
Trong đó:
V – Lượng mất khi nung của vữa, %;
S – Lượng mất khi nung của đất sét, %.
Thuộc tính TCVN TCXD84:1981 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCXD84:1981 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác