Một thực tế rằng trong thiết kế biệt thự nhà phố đẹp phong cách hiện đại thì loại trần bê tông sơn phủ truyền thống đang dần được thay thế bằng các loại trần giả. Thực chất, trần giả là lớp thứ cấp tạo bởi các vật liệu khác như gỗ, nhựa, thạch cao, nhôm. Người ta chọn làm trần giả với nhiều mục đích. Chẳng hạn, có người muốn làm trần nhựa để tiết kiệm chi phí, chọn làm trần thạch cao vì mục đích trang trí, làm trần gỗ vì mục đích phong thủy hoặc để giải quyết một số vấn đề lưu thông không khí trong nhà. Các loại vật liệu làm trần nhà khác nhau sẽ cho ra các loại trần nhà khác nhau tạo điều kiện cho gia chủ có nhiều lựa chọn cho phù hợp với công trình của gia đình mình và khả năng tài chính.
NỘI DUNG CHÍNH
Trong bài viết hôm nay đăng tải trong mục Tư vấn xây dựng của website www.shac.vn thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (SHAC, Sơn Hà Architecture), chúng tôi xin được tổng hợp từ nguồn tham khảo chính thống một số đặc điểm của các loại vật liệu làm trần phổ biến đê bạn đọc cùng tham khảo. Các loại trần nhựa, trần thạch cao, trần nhôm,… sẽ không còn khiến việc lựa chọn của chủ đầu tư khó khăn khi quý vị có sự am hiểu về sản phẩm.
Trước hết, chúng tôi xin được mời quý vị đến với trần nhà bằng gỗ. Chúng ta đều biết gỗ là vật liệu thiên nhiên mang đến cảm giác gần gũi, thân thiện với con người và đặc biệt được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Do đó đây là lựa chọn được khá ưu tiên.
Trần gỗ được sử dụng nhiều ở những vùng có khí hậu mát hay lạnh thường xuyên. Mặc dù vậy, những vùng khí hậu nóng cũng có thể lắp trần gỗ nhưng phải điều hòa không khí cân bằng, nếu không trần sẽ rất dễ bị cong vênh do sức nóng kéo dài.
Sau đây là một số đặc điểm của trần gỗ:
– Gỗ thường có màu đặc trưng thường màu vàng ở các tông đậm nhạt khác nhau, hoặc màu nâu, hoặc nâu trầm nên cần phải có sự phối hợp hài hòa với tổng thể không gian nội thất.
– Độ dày trung bình từ 8 đến 12mm là vừa với trần, do gỗ có trọng lượng nặng hơn trần vách thạch cao nên việc xử lý trụ nhà rất quan trọng, phải đảm bảo khả năng chịu lực của móng nhà và trần nguyên thủy ở độ đảm bảo nhất có thể.
Chúng tôi cũng xin lưu ý là với trần gỗ, cũng có thể che giấu những khiếm khuyết trên trần nhà bằng màu sắc và cách trang trí.
Tiếp theo là các thông tin cơ bản về trần nhà bằng thạch cao dùng cho biệt thự nhà phố. Đây là vật liệu được ưa chuộng trong những năm gần đây vì những tính năng vượt trội của nó.
Cụ thể, trần thạch cao có những ưu điểm sau:
– Loại vật liệu nhẹ, dễ thi công, thi công nhanh và giá thành phù hợp.
– Tạo hình tạo kiểu dễ dàng cho ra nhiều mẫu mã trần đa dạng.
– Vật liệu thân thiện không có chất độc hại với sức khỏe con người.
Nếu để xét về độ thông dụng và đem đến nhiều tiện ích và công năng sử dụng nhất thì trần thạch cao được đánh giá khá tốt về mặt chất lượng cũng như giá thành. Đây cũng là vật liệu được áp dụng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Chúng tôi nghĩ rằng trần nhôm cũng là loại vật liệu phù hợp với gia chủ nếu quý vị hiểu và có cách vận dụng đúng. Trần nhôm bắt đầu xuất hiện từ khoảng cách đây 15 năm với đặc tính bề mặt mát lạnh nên trần nhôm là một loại vật liệu khá tốt cho những vùng khí hậu nóng quanh năm, nhôm cũng là chất liệu có khả năng làm mát khá tốt vì bản chất nó là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém.
Trần nhôm thường được dùng nhằm mục đích giảm bớt không khí nóng, nhất là trong nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài. Nhược điểm của trần nhôm là hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã, cũng rất khó trang trí thêm nên hầu như không mang mục đích nào khác ngoài việc chống nóng.
Cuối cùng là các thông tin về trần nhà bằng nhựa. Nhựa không phải là một chất liệu làm trần nhà được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không sử dụng trần nhựa thì khó có thể dùng các loại trần khác để thay thế.
Trần nhựa có các ưu điểm như sau:
– Trần nhựa không thoáng khí bằng các loại trần khác, bởi vậy nên để khoảng cách tối thiểu từ nền nhà đến trần giả phải từ 3m trở lên để đảm bảo mát và thoáng đãng vào mùa nóng.
– Khi thi công trần nhựa, thường không dùng đinh vì vết đinh hở sẽ gây mất thẩm mỹ, nên cố định các mảng nối bằng keo chuyên dụng để tránh rơi xuống gây nguy hiểm. Việc cố định kỹ các mảng nối còn góp phần chắn khí lạnh xâm nhập vào nhà ở các vùng có khí hậu ôn đới.
– Trần nhựa nhẹ tạo thuận lợi cho di chuyển, nhất là khi xây dựng nhà cao tầng.
Và các nhược điểm như:
– Vấn đề cách nhiệt của trần nhựa tương đối kém.
– Đây là sản phẩm dễ cháy nên cần lưu tâm trong khi sử dụng cũng như phải bố trí hệ thống điện tốt tránh tình trạng chập điện.
– Sản phẩm này sau một thời gian sử dụng sẽ có những vết bụi bẩn của côn trùng hay cát bụi bám vào sẽ làm trần mất đi vẻ đẹp.
Trên đây là những chia sẻ về tính chất, đặc điểm, ưu nhược điểm của các loại vật liệu làm trần nhà. SHAC trân trọng mời quý vị tham khảo và kính chúc quý vị lựa chọn được vật liệu phù hợp.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường Bùi Viện, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận