Xin cấp phép xây dựng là hạng mục công việc quan trọng mà rất nhiều chủ nhà phải để ý khi có dự định thực hiện việc xây dựng căn nhà cho mình. Các thủ tục xin giấy phép xây dựng là việc làm tưởng chừng không quá khó khăn do đã có quy định của pháp luật khá rõ ràng. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn không ít các trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ của người dân gặp khó khăn trong việc xin giấy phép. Theo những gì chúng tôi (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà – SHAC, Sơn Hà Architecture) thì khó khăn đó không chỉ là về giấy tờ, thủ tục mà còn liên quan đến chi phí xin phép xây dựng nhà ở.
NỘI DUNG CHÍNH
Khi thực hiện một thủ tục hành chính bất kỳ thì các loại thuế, phí và lệ phí là các khoản chi phí chủ yếu. Với thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở, các loại chi phí này cũng là chi phí chính. Tuy nhiên, đã có không ít chủ nhà do không nắm rõ quy định hoặc do đất đai dùng để xây dựng nhà ở gặp vấn đề về mục đích sử dụng… nên gây ra nhiều khó khăn, khiến chi phí thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng bị đội lên rất nhiều. Lệ phí xin giấy phép xây dựng là bao nhiêu chính là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều đề nghị tư vấn giải đáp từ các khách hàng.
Nhằm khắc phục các vướng mắc đó của các chủ đầu tư, bên cạnh việc chia sẻ các thông tin như thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại quận Thủ Đức, thành phần và số lượng hồ sơ xin phép xây dựng công trình,… chúng tôi cũng xin được chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết để quý khách hàng có thể chủ động về các khoản chi phí phát sinh khi thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho mình.
Sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ khiến người dân nhiều khi chưa kịp nắm bắt thông tin. Một trong những vấn đề mà gia chủ quan tâm nhất phải kể đến chính là nắm rõ các khoản chi phí xây dựng.
Giấy phép xây dựng là một loại thủ tục hành chính, bởi vậy các loại phí và lệ phí thực hiện thủ tục cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Theo quy định hiện hành mà chúng tôi tổng hợp được thì việc xin phép xây dựng phải chịu một số loại phí như sau:
– Lệ phí cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép);
– Lệ phí cấp phép xây dựng các công trình khác và các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng.
Các khoản chi phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở hiện nay được liệt kê một phần tại Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Nhưng cũng cần nói thêm rằng thông tư này chỉ quy định về lệ phí cấp giấy phép xây dựng, còn thực tế có nhiều công đoạn kiểm tra, thẩm định cũng phát sinh ra các chi phí.
>> Chi tiết Thông tư 02/2014/TT-BTC xem tại đây.
(Trích thông tư Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng)
1, Đối tượng thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng công trình xây dựng, bao gồm xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; trừ các công trình được miễn lệ phí cấp giấy phép xây dựng sau đây:
a) Công trình do thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các công trình trực tiếp bảo vệ an ninh, quốc phòng.
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), công trình xây dựng trong khu công nghiệp tập trung và công trình thuộc dự án BOT.
c) Công trình thuộc dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển đô thị mới, các dự án thành phần trong khu đô thị mới đã có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
d) Công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B, C có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt sau khu có văn bản thẩm định của cơ quan chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành.
g) Công trình nhà ở của dân thuộc đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3b Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.
2, Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng là các chủ đầu tư các công trình thuộc đối tượng phải thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng quy định tại điểm 1 mục này.
3, Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với:
Nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/giấy phép;
Công trình khác: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/giấy phép.
(Phí xây dựng nhà ở được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị. Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính theo diện tích xây dựng nhưng tối đa không quá 35.000 đồng/m2. Cách tính này được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị).
b) Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười nghìn) đồng.
* Chú ý: Mức thu phí xấp giấy phép xây dựng tại một số tỉnh thành:
1, Cơ quan cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ nêu trên có nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2, Lệ phí cấp giấy phép xây dựng thu bằng tiền Việt Nam. Hàng ngày hoặc chậm nhất là 5 ngày một lần, cơ quan thu phải nộp số tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí của cơ quan thu mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Hàng tháng chậm nhất là ngày 10, cơ quan thu phải kê khai, nộp 90% (chín mươi phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được của tháng trước vào ngân sách nhà nước theo chương,loại, khoản tương ứng, mục 046 Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
3, Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thu, nộp và quản lý sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu được tạm trích 10% (mười phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc cấp giấy phép và thu lệ phí như sau:
Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên thực hiện thu nộp lệ phí, bình quân một người một năm không quá ba tháng lương thực hiện.
Tổng số tiền được trích sau khi trừ số thực chi theo đúng nội dung quy định trên đây, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì phải nộp hết số còn lại vào ngân sách nhà nước.
4, Cơ quan thuế địa phương nơi cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đóng trụ sở có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư này và Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
>> Xin giấy phép xây dựng công trình và nhà ở tại TP Hồ Chí Minh thế nào?
>> Xem thêm Quy trình và thủ tục cấp phép xây dựng công trình và nhà ở tại Hải Phòng
Tuy nhiên, để việc xin giấy phép xây dựng được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần hiểu rõ trình tự xin giấy phép xây dựng nhà ở. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cũng xin tổng hợp và chia sẻ đến quý vị các thông tin này.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ thì để được cấp giấy phép xây dựng, thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu, Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và Hai bộ bản vẽ thiết kế căn nhà.
– Các công trình xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc địa giới hành chính quận, huyện, người dân nộp hồ sơ tại UBND quận huyện.
– Các công trình nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính xã, nộp hồ sơ tại UBND xã.
>> Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình và nhà ở đầy đủ chính xác nhất 2019
>> Xem ngay Thủ tục xin cấp phép xây dựng biệt thự nhà phố tại Hà Nội
(Được quy định tại Điều 8 Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng). Theo đó, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng gồm:
1, Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
2, Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3, Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
Trên đây, chúng tôi vừa chi sẻ đến bạn đọc những thông tin về chi phí xin phép xây dựng nhà ở. SHAC kính chúc quý vị có được thông tin tham khảo hữu ích, thiết thực. SHAC cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận