Một mẫu thiết kế khách sạn thôi là chưa đủ cho một quy trình thi công xây dựng thành công, việc cấp phép xây dựng công trình tại Tuyên Quang nói riêng và cấp phép xây dựng công trình nói chung chính là một mắt xích quan trọng để hoàn thành công việc này. Đây cũng chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài này để đề cập trong bài viết hôm nay đăng tài trên hệ thống website của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (thương hiệu SHAC, Sơn Hà Architecture).
NỘI DUNG CHÍNH
Với những mẫu thiết kế khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, khách sạn 5 sao,… sang trọng và đẳng cấp trên 3 miền đất nước, SHAC đã trở thành cái tên thân thiện trong tâm trí khách hàng và là lựa chọ luôn được ưu tiên của những chủ đầu tư muốn sở hữu công trình độc đáo trong thiết kế – chất lượng trong thi công. Bên cạnh việc đề xuất và thực hiện những giải pháp thiết kế được đánh giá cao, SHAC còn luôn sát cánh cùng các chủ đầu tư trong việc cấp giấy phép xây dựng công trình. Chính điều này đã cho thấy tâm huyết của đội ngũ nhân sự cùng vị thế của công ty thiết kế biệt thự nhà đẹp uy tín hàng đầu Việt Nam.
Và ngay bây giờ, chúng tôi mời bạn đọc đến với nội dung bài viết và tổng hợp cho mình thông tin tham khảo hữu ích, thiết thực về thiết kế khách sạn, cấp giấy phép xây dựng khách sạn tại Tuyên Quang và cấp phép xây dựng công trình nói chung.
Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đến Sở Xây dựng.
Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của p
a1) Trường hợp xây dựng mới:
*Đối với công trình không theo tuyến; Công trình tín ngưỡng; Công trình tôn giáo; Công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Riêng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam còn tuân thủ các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam; Đối với công trình tôn giáo bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.
*Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500-1/5000;
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50-1/200;
+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm: Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.
a2) Trường hợp theo giai đoạn:
*Đối với công trình không theo tuyến:
Giai đoạn 1:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính của phần công trình đã được phê duyệt trong giai đoạn 1 tỷ lệ 1/50 – 1/200 kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: Giao thông, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 – 1/200.
Giai đoạn 2:
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính giai đoạn 2 của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
*Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
Việc phân chia công trình theo giai đoạn thực hiện do chủ đầu tư xác định theo quyết định đầu tư. Hồ sơ gồm:
+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000;
+ Các bản vẽ theo từng giai đoạn: Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình theo giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200; Đối với công trình ngầm yêu cầu phải có bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/100 – 1/500.
a3) Đối với công trình theo dự án:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 – 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+) Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại nội dung này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
a4) Đối với công trình sửa chữa, cải tạo:
– 02 (bộ)
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Chủ đầu tư
– Sở xây dựng
– Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
– Theo quy định của Bộ Tài chính
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về cấp giấy phép xây dựng công trình tại Tuyên Quang chúng tôi đã tổng hợp được. Chúng tôi hi vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ hiệu qảu cho bạn đọc trước mỗi quyết định thiết kế nhà đẹp và thi công công trình. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận