Việc cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm về trật tự xây dựng. Đây cũng chính là lí do khiến Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (thương hiệu SHAC, Sơn Hà Architecture) liên tục phát triển các bài viết về nội dung này trong các chuyên mục thiết kế biệt thự, thiết kế biệt thự Pháp,…
NỘI DUNG CHÍNH
Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các chủ đầu tư, là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng (như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép…) là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc. Xoay quanh một số vấn đề pháp lí cơ bản về giấy phép xây dựng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Đồng thời, trong phạm vi bài viết chúng tôi còn minh họa bằng những điển hình thiết kế nhà đẹp mang thương hiệu SHAC uy tín và giàu bản sắc với link đính kèm để bạn đọc tiện tra cứu.
Chúng tôi mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết, cùng tham khảo các thông tin được cập nhật và có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình trong việc làm thu tục đề nghị cấp phép xây dựng công trình.
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND xã.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND xã. |
Cách thực hiện | Trực tiếp đến tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Thời gian giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Phí, Lệ phí | 50.000 đồng/1 giấy phép. |
Kết quả | Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan Sở Xây dựng. |
Căn cứ pháp lý | – Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
– Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; – Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; – Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; – Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. |
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân xã.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.
Bước 3: Cá nhân nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ủy ban nhân dân xã (nếu Hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Ủy ban nhân dân xã có văn bản trả lời) tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân xã theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận như sau:
– Người nhận kết quả đem theo phiếu hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để ký nhận, đóng lệ phí và nhận kết quả.
– Trường hợp nếu mất phiếu hẹn thì phải có giấy cam kết.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30. Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ. Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Phụ lục số 14 – Thông tư số 10/2012/TT-BXD);
– Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 – 1/500 (Phụ lục số 15 – Thông tư số 10/2012/TT-BXD);
+ Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 – 1/200.
– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung thêm văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng và tầng hầm của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
* Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
– Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 – 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về PCCC;
– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (Phụ lục số 9 – Thông tư 10/2012/TT-BXD.
Cùng với các quy định và thủ tục về cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh cập nhật các bài viết cùng chủ đề nhằm cung cấp đến bạn đọc phong phú các thông tin về cấp giấy phép xây dựng nói chung và cấp giấy phép tại từng địa phương nói riêng. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết và chúc quý vị có được cho mình những thông tin tham khảo hữu ích nhất, thiết thực nhất.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận