Vận dụng ngũ hành Tương sinh trong phong thủy vào xây dựng nhà ở
Vận dụng ngũ hành Tương sinh trong phong thủy vào xây dựng nhà ở
Chia sẻ
Ngày đăng04/12/2019
Ngày cập nhật06/19/2024
4.5/5 - (148 bình chọn)
Sự hài hòa phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mỗi gia chủ cần lưu ý trong việc xây dựng nhà ở nói riêng và xây dựng công trình nói chung. Theo quan điểm thiết kế nhà trọn vẹn và đầy đủ nhất thì một không gian đáng sống phải là sự kết hợp của công năng – phong thủy – thẩm mỹ.
Vận dụng ngũ hành Tương sinh trong phong thủy vào xây dựng nhà ở là công việc đòi hỏi sự am hiểu của mỗi chúng ta. Trong bài viết hôm nay của chuyên mục thiết kế biệt thự, chúng tôi mời bạn cùng điểm hiểu Tương sinh là gì để áp dụng đúng trong xây dựng nhà cửa, giúp gia chủ nhanh chóng sở hữu không gian sống tài lộc và an khang.
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Thổ, Kim, Thủy, Mộc và Hỏa. Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
Trong đó, mỗi trạng thái mang một ý nghĩa riêng như sau:
Thủy: Vật chất dạng lỏng, hiện tượng mềm dẻo và lưu động (dùng nước làm đại diện).
Mộc: Vật chất dạng rắn có sự sinh sôi bị đốt không biến đổi mà cháy, hiện tượng cứng nhưng sinh sôi (dùng cây làm đại diện biểu đạt).
Hỏa: Vật chất dạng khí và nóng, hiện tượng nóng bốc lên (dùng lửa làm đại diện).
Thổ: Vật chất dạng rắn và tĩnh, hiện tượng ôn hòa, tĩnh (dùng đất làm đại diện).
Kim: Vật chất dạng rắn, có thể nung chảy, hiện tượng rắn và chuyển hóa (dùng kim loại làm đại diện).
Tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958
Tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959
Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1972
Tuổi Quý Sửu sinh năm 1973
Tuổi Canh Thân sinh năm 1980
Tuổi Tân Dậu sinh năm 1981
Tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988
Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989
Tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 2002
Tuổi Quý Mùi sinh năm 2003
HỎA
Bính Thân sinh năm 1956
Đinh Dậu sinh năm 1957
Giáp Thìn sinh năm 1964
Ất Tỵ sinh năm 1965
Mậu Ngọ sinh năm 1978
Kỷ Mùi sinh năm 1979
Bính Dần sinh năm 1986
Đinh Mão sinh năm 1987
Giáp Tuất sinh năm 1994
Ất Hợi sinh năm 1995
THỔ
Canh Tý sinh năm 1960
Tân Sửu sinh năm 1961
Mậu Thân sinh năm 1968
Kỷ Dậu sinh năm 1969
Bính Thìn sinh năm 1976
Đinh Tỵ sinh năm 1977
Canh Ngọ sinh năm 1990
Tân Mùi sinh năm 1991
Mậu Dần sinh năm 1998
Kỷ Mão sinh năm 1999
KIM
Nhâm Dần sinh năm 1962
Quý Mão sinh năm 1963
Canh Tuất sinh năm 1970
Tân Hợi sinh năm 1971
Giáp Tý sinh năm 1984
Ất Sửu sinh năm 1985
Nhâm Thân sinh năm 1992
Quý Dậu sinh năm 1993
Canh Thìn sinh năm 2000
Tân Tỵ sinh năm 2001
THỦY
Bính Ngọ sinh năm 1966
Đình Mùi sinh năm 1967
Giáp Dần sinh năm 1974
Ất Mão sinh năm 1975
Nhâm Tuất sinh năm 1982
Quý Hợi sinh năm 1983
Bính Tý sinh năm 1996
Đinh Sửu sinh năm 1997
Giáp Thân sinh năm 2004
Ất Dậu sinh năm 2005
Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng cho vật kia lớn mạnh và phát triển, vạn vật nương tựa nhau để cùng sinh trưởng. Từ đó tạo thành một vòng tròn Tương sinh khép kín: MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA – …
2, Quy luật ngũ hành tương sinh
Kim sinh Thuỷ
Thuỷ sinh Mộc
Mộc sinh Hoả
Hoả sinh Thổ
Thổ sinh Kim
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh.
Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
3, Chu kỳ Tương sinh
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người ta hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Ví dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa),…
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Đây chính là nguyên do có sự phản sinh trong quy luật ngũ hành.
1, Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh
Cụ thể, nguyên lý của Ngũ hành phản sinh như sau:
Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
2, Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Bình luận